Đang gửi...

Rượu vang với 8 món ăn truyền thống ngày Tết

Rượu vang với 8 món ăn truyền thống ngày Tết

Rượu vang có nguồn gốc từ nước ngoài nên việc kết hợp với thực phẩm có nguồn gốc thuần Việt sẽ bị nhiều hạn chế. Hơn nữa, khí hậu nóng, ẩm như ở Việt Nam thì việc thưởng thức rượu vang cũng bị ảnh hưởng, không như bia lạnh, rất phù hợp.

Xét những đặc tính món ăn như mùi - vị - kết cấu, thì món ăn Việt Nam rất phức tạp, có mùi vị phong phú, đậm đà, ăn một mình rất ngon, nhưng lại không đủ tinh tế để kết hợp với rượu vang. Có nhiều loại nguyên liệu và gia vị khác nhau cùng tạo nên kết cấu chính của món ăn nên khó xác định rượu cho phù hợp. Món ăn Việt ngoài việc ướp với nhiều gia vị còn chế biến theo cấp độ tăng dần như luộc - hấp, chiên - xào, kho – rim, hầm - nướng.

Dưới đây là một vài cách kết hợp rượu vang cùng món ăn truyền thống ngày Tết  :

Bánh Chưng 

Bánh chưng là món đã có lịch sử lâu đời trong văn hóa ẩm thực Việt Nam. Do đó trong mâm cỗ ngày Tết sẽ không thể thiếu món ăn này.  Bánh chưng có thể kết hợp cùng Vang sủi bọt, vang trắng.

Thịt gà luộc

Trong mọi mâm cỗ từ đám cưới, đám hỏi, mừng thọ, tân gia thì không thể không có món thịt gà luộc. Và trong những ngày tết thì cũng không phải là ngoại lệ. Một món ăn đơn giản nhưng lại không thể thiếu được trong mâm cỗ ngày Tết kết hợp cùng Vang đỏ nhẹ.

Nem rán

Bên ngoài màu vàng óng, bên trong thì chứa đầy thịt, mộc nhĩ và giá, nem rán là món ăn độc đáo và hấp dẫn không thể thiếu được trong những ngày Tết kết hợp vang đỏ nhẹ và vang đỏ vừa.

Lạp xưởng

Lạp xưởng có thể chế biến bằng nhiều cách như luộc, chiên, nướng trước khi ăn. Một trong những cách mà được nhiều người ưa chuộng là chiên bằng nước (không dùng dầu), vừa ngon mà còn an toàn cho sức khỏe kết hợp cùng vang đỏ nhẹ.

Canh khổ qua nhồi thịt

Một món ăn thường ngày quen thuộc. Và nó cũng được sử dụng trong những ngày Tết với ý nghĩa đẩy lùi những khó khăn đi qua. Không những thế, đây cũng là món ăn bổ dưỡng giải nhiệt cơ thể trong những ngày Tết. Kết hợp cùng vang trắng.

Thịt kho nước dừa

Những ngày giáp Tết, bên cạnh công việc nấu bánh tét r thì các hộ gia đình nam bộ còn hay chuẩn bị một nồi thị kho nước dừa to để ăn vào những ngày này. Thịt kho hột vịt trông rất hấp dẫn, dễ ăn và rất ngon miệng. Kết hợp cùng vang đỏ.

Giò

Với vị trí trung tâm của mâm cỗ ngày Tết nên giò dường như là một trong những món ăn chắc chắn phải có. Có ý nghĩa là “trong ấm ngoài êm, phúc lộc đầy nhà”, một phần không thể thiếu của ẩm thực Việt. Kết hơp cùng vang hồng.

Các món xào 

Bên cạnh các món gia vị đậm, trêm mâm cơm ngày tết chỉ càn một món xào, ví dụ như thịt bò xào su su hay đơn giảm chỉ là món rau xào theo mùa. Kết hợp cùng vang đỏ.

Các món salad, hải sản, thịt gia cầm: Vang sủi bọt, vang trắng cho đến rose và vang đỏ nhẹ. Các món rau, củ; salad chua, ngọt; gỏi – nộm: Vang trắng khô nhẹ, rose khô nhẹ, vang trắng bản ngọt, rose bản ngọt, vang sủi bọt demi-sec.

Các món bánh hấp có nguồn gốc từ Trung Quốc (dimsum, há cảo, bánh xếp): vang trắng, rose khô nhẹ hoặc ngọt.

Các món ăn với nước chấm (bánh cuốn, gỏi cuốn v.v..): vang trắng, rose khô nhẹ hoặc bán ngọt.

Các món ăn khai vị chiên, lăn bột (nem, tôm chiên, hoành thánh chiên): vang sủi bọt, vang trắng, rose khô nhẹ hoặc bán ngọt.

Các món hải sản giáp xác (tôm, cua, ghẹ): Vang sủi bọt, vang trắng khô nhẹ hoắc bán ngọt, rose khô hoặc bán ngọt cho các món hấp, luộc thông thường. Với các món nướng nhiều gia vị thì có thể dùng với vang đỏ nhẹ hoặc vang trắng đậm.

Các món hải sản nhuyễn thể (sò, ốc, hàu): vang trắng khô, vang rose khô.

Các món hải sản cá: Có thể dùng với nhiều loại vang sủi bọt, vang trắng và rose.

Các món hải sản, gia cầm có cách chế biến đậm đà, nhiều gia vị (nướng, quay, rô ti, kho): vang trắng đậm ngậy hoặc bán ngọt, rose bán ngọt, vang đỏ nhẹ.

Các món hải sản ăn tươi sống: vang trắng khô nhẹ, rose khô, vang sủi bọt brut.

Tráng miệng ngọt: vang tráng miệng, vang sủi bọt demi-sec.

Cơm rang (dương châu, hải sản, cá mặn): rose, vang đỏ nhẹ.

Bánh mì, thức ăn nhanh: rose, vang đỏ nhẹ.

Các món thịt heo, bò chế biến thông thường ít gia vị (luộc, hấp): vang đỏ nhẹ, vang đỏ vừa.

Các loại thịt đậm như thịt thú rừng, thịt dê, thịt vịt: Có thể dùng với vang đỏ đậm, tuy nhiên nên tránh dùng loại vang quá trẻ.

Các món thịt nướng, quay, rô ti, BBQ: vang đỏ vừa. Nếu dùng vang đỏ đậm chát thì tránh các món mặn hoặc có nêm nước mắm.

 

Đối tác